YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Đăng bởi: Admin - Thứ 5, 25/03/2021, 03:18

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CỦA THIẾT BỊ CHỐNG SÉT

 

Lắp đặt hệ thống chống sét

Theo tiêu chuẩn IEC 61643- 21: Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị chống sét bảo vệ các đường tín hiệu, thiết bị chống sét phải đáp ứng yêu cầu về kết cấu cơ khí như sau

1. Cổng và đầu nối

Cổng và đầu nối phải được gắn chặt trên thiết bị chống sét và phải đảm bảo không gây ra ngắt kết nối khi đã được xiết bằng dụng cụ.

2. Vít, chịu dòng tải và cực nối

  • Cực nối phải chịu được các tác động mà không làm đứt kết nối trong quá trình sử dụng bình thường. kết cấu cơ khí dẫn điện phải chịu được xung lực cao do năng  lượng của xung gây ra.
  • Vít gắn trong quá trình lắp thiết bị chống sét không được sử dụng kiểu vít khoan ren.
  • Cực kết nối điện phải được thiết kế chắc chắn đảm bảo tính dẫn điện tốt với vật liệu chế tạo không phải từ gốm hoặc mica hoặc các vật liệu có tính chất dẫn điện không phù hợp, trừ trường hợp vật liệu có tính đàn hội được pha vào vật liệu kim loại để giảm độ cứng hoặc giòn.
  • Phần dẫn dòng bao gồm cả các cực đấu dây và cho tiếp địa trong bất kỳ trường  hợp nào cũng phải được chế tạo từ: Đồng hoặc/ hợp kim đồng với ít nhất 58% đồng để đảm bảo độ dẫn điện và nhiệt độ thấp/ hợp kim đồng với tối thiểu 50% đồng cho chế độ làm việc dẫn điện sinh nhiệt với các thành phần kim loại khác dùng để phủ nhưng không làm tăng điện trở dẫn điện cao hơn đồng đồng thời đảm bảo kết cấu chắc chắn không thấp hơn mức yêu cầu.

3.  Cực đấu dây có vít siết đầu cáp

  • Cực đấu dây phải có kết cấu chắc chắn với các yêu cầu sau :  Mỗi cực đấu dây chỉ nối 1 dây dẫn đồng thời có thể đấu dây hoặc ngắt dây riêng rẽ.
  • Có thể kẹp đầu cáp với kích thước lớn đến kích thước cho phép đã được thiết kế  và yêu cầu.

 4. Cách điện nối đầu cáp

  • Phần đầu nối cách điện phải đảm bảo kết cấu chắc chắn tin cậy, kiểm tra tính hợp quy bằng nhân công và thử nghiệm theo 6.3.1.4
  • Vít siết đầu nối kẹp cáp được đánh dấu cho một đầu không được dùng để cố định phần khác thậm chí là để cố định thiết bị.
  • Kiểm tra hợp quy bằng nhân công.
  • Kim loại làm vít không được sử dụng bằng vật liệu kim loại mềm và thiếu tin cậy.

5. Chịu va đập kim loại: Các loại kẹp, khoá, kẹp giữ cáp, vòng đệm siết cáp, cáp và các phần tương tự phải chịu được các lực siết như kim loại (tham khảo thêm IEC 60999-1).

6. Yêu cầu về chịu lực: Kết cấu thiết bị chống sét phải đảm bảo đủ chắc chắn khi lắp đặt để đảm bảo làm việc ổn định.

7. Chống tác động của vật rắn và nước từ bên ngoài: Thiết bị chống sét phải có kết cấu đảm bảo yêu cầu vận hành trong điều kiện theo yêu cầu mô tả trong mục 4.1. Thiết bị lắp đặt ngoài trời phải được lắp trong hộp kín chống lại tác động của môi trường bằng thuỷ tinh hoặc vật liệu gốm tráng men hoặc vật liệu cho phép khác chịu được ăn mòn , chống tia cực tím, va đập ….

Các thiết bị được lắp phải có khoảng cách với bề mặt đủ lớn giữa 2 phần tử có điện thế chênh lệch, ở một số quốc gia có thể áp dụng tiêu chuẩn của quốc gia cho các yêu cầu trên.

8. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp

Để đảm bảo không thể tiếp xúc trực tiếp vào các phần dẫn điện hoặc các phần tử chống sét thiết bị chống sét cần phải được thiết kế đảm bảo không thể có tiếp xúc trực tiếp của người vào các phần kể trên khi thiết bị chống sét được lắp đặt đưa vào sử dụng. Các yêu cầu này áp dụng cho các thiết bị chống sét làm việc với đường dây có điện áp UC từ 50V rms hoặc 71VDC trở lên.

Thiết bị chống sét, ngoại trừ các thiết bị không thể tiếp cận, phải có thiết kế chắc chắn khi lắp đặt đấu nối dân dẫn từ bên ngoài không thể tiếp xúc trực tiếp với con người trong điều kiện sử dụng bình thường, phần cực đấu nối cũng như các phần tử chống sét bên trong thiết bị không thể tiếp xúc trực tiếp ngay cả trong trường hợp thiết bị được tháo ra bằng tay mà không cần dụng cụ (kiểm tra hợp quy về cách điện theo mục 6.3.4).

Phần cực đấu nối giữa tiếp địa và các phần cực đấu nối khác có thể tiếp xúc phải có điện trở tiếp xúc nhỏ (tham khảo IEC 60529).

9. Chống cháy: Các phần cách điện phải được chế tạo từ vật liệu không cháy hoặc tự dập lửa.

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

 

Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống chống sét được quy định trong TCVN 9888-4:2013: Bảo vệ chống sét- Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu.

Các thiết bị điện và điện tử dễ bị hư hại bởi xung sét điện từ (LEMP). Vì vậy cần phải sử dụng SPM (Các biện pháp bảo vệ chống xung đột biến) để tránh các hư hại cho các hệ thống bên trong. Thiết kế của SPM phải được thực hiện bởi các chuyên gia về bảo vệ chống sét và bảo vệ chống đột biến, những người có vốn kiến thức rộng lớn về tương thích điện từ (EMC) và thực tiễn lắp đặt.

1. Các biện pháp bảo vệ cơ bản chống sét bao gồm:

  • Nối đất và liên kết
  • Hệ thống nối đất dẫn và phân tán dòng sét vào đất.
  • Mạng liên kết làm giảm thiểu chênh lệch điện thế và có thể giảm trường từ.

2. Màn chắn từ và định tuyến

  • Màn chắn không gian làm giảm trường từ bên trong LPZ (vùng bảo vệ chống sét), sinh ra do sét đánh trực tiếp vào hoặc đánh gần kết cấu, và giảm các đột biến bên trong.
  • Việc bảo vệ các đường dây bên trong, sử dụng cáp hoặc đường ống cáp có bảo vệ, sẽ giảm thiểu các đột biến cảm ứng bên trong.
  • Việc định tuyến cho các đường dây bên trong có thể giảm thiểu các vòng cảm ứng và giảm các đột biến bên trong.
  • Việc bảo vệ các đường dây bên ngoài đi vào kết cấu làm giảm các đột biến dẫn vào các hệ thống bên trong.

3. Hệ thống thiết bị chống sét phối hợp

Hệ thống thiết bị chống sét phối hợp phối hợp sẽ hạn chế ảnh hưởng của các đột biến bắt nguồn từ bên ngoài và các đột biến sinh ra ở bên trong.

4. Giao diện cách ly

Giao diện cách ly sẽ hạn chế các ảnh hưởng của đột biến dẫn trong các đường dây đi vào LPZ.

Việc nối đất và liên kết luôn luôn cần được đảm bảo, đặc biệt là liên kết của mỗi dịch vụ dẫn trực tiếp hoặc thông qua SPD liên kết đẳng thế, tại điểm đi vào kết cấu.

SPM khác có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp.

SPM phải chịu được các ứng suất vận hành dự kiến xảy ra tại nơi lắp đặt (ví dụ như các ứng suất do nhiệt độ, độ ẩm, khí quyển ăn mòn, rung, điện áp và dòng điện).

Việc lựa chọn SPM thích hợp nhất phải được thực hiện bằng cách sử dụng đánh giá rủi ro theo TCVN 9888-2 (IEC 62305-2), có tính đến các yếu tố kỹ thuật và kinh tế.

III. KIỂM TRA HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT

 

1. Kiểm tra kim thu sét

Kiểm tra bao gồm xem xét các tài liệu kỹ thuật, kiểm tra trực quan và phép đo/thử nghiệm. Mục đích của việc kiểm tra nhằm xác minh rằng:

  • Hệ thống bảo vệ chống sét phù hợp với thiết kế,
  • Hệ thống bảo vệ chống sét có khả năng thực hiện các chức năng theo thiết kế,
  • Biện pháp bảo vệ bổ sung mới bất kỳ được tích hợp đúng vào hệ thống bảo vệ chống sét.

2. Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống sét:

  • Trong suốt quá trình lắp đặt
  • Sau khi lắp đặt
  • Kiểm tra định kỳ
  • Kiểm tra sau khi có sự thay đổi các thành phần trong hệ thống bảo vệ chống sét.
  • Có thể tiến hành kiểm tra sau khi sét đánh vào kết cấu (ví dụ như khi được chỉ ra bởi bộ đếm sét, hoặc khi có người làm chứng đã nhìn thấy sét đánh vào kết cấu, hoặc khi có bằng chứng nhìn thấy được rằng kết cấu bị hư hại do sét).

Lưu ý: 

  • Môi trường tại vị trí lắp đặt, ví dụ như các điều kiện về đất ăn mòn hoặc khí quyển ăn mòn.
  • Kiểu biện pháp bảo vệ được sử dụng.

IV. LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CHỐNG SÉT

 

Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện, đăng tải trên evn.com.vn, để lắp đặt và sử dụng hiệu quả các thiết bị chống sét, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Kim thu sét

Khi chọn vị trí, độ cao đặt kim thu sét và chiều cao cột, cần lưu ý đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim và các vật xung quanh.

2. Dây thoát sét

  • Dây thoát sét nên sử dụng là loại dây đồng tròn bện có độ dẫn điện tốt.
  • Dây thoát sét nên ít chắp nối, càng to càng tốt (nên sử dụng dây có tiết diện 50mm² trở lên).
  • Trong quá trình thi công, nên chọn đường đi dây thẳng nhất.
  • Số lượng dây thoát sét tùy thuộc vào kích thước công trình (tối thiểu phải có 2 dây, với công trình lớn cần có nhiều dây hơn).

3. Hệ thống tiếp đất chống sét

Trong thiết kế hệ thống tiếp đất, tùy từng vùng đất mà số lượng cọc và kiểu cọc tiếp địa phải được bố trí hợp lý, đảm bảo điện trở nối đất đúng quy định. Thông thường, bộ thu sét gồm 3 đến 5 kim thu sét được gắn trên nóc nhà và nối với nhau.

Hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm, đảm bảo việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.

4. Vật liệu công trình

Với những công trình được làm bằng vật liệu dễ cháy, phải cách ly kim thu sét với vật liệu dễ cháy.

5. Bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử

Nên lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp. Thiết bị này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp, giúp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử.

6. Chống sét đánh ngang

Nếu chỉ dùng hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình, còn không thể bảo vệ sét đánh ngang công trình (đặc biệt là với công trình cao trên 45m). Do đó, tùy từng vị trí công trình mà quyết định thêm vòng tròn chống sét bằng thanh đồng chạy xung quanh nhà để chống sét đánh ngang. Khoảng 10m một vòng tròn và liên kết với nhau thành một hệ thống thu sét.


mailLIÊN HỆ: CÔNG TY CP ĐIỆN THÔNG MINH VIỆT NAM - Cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị PCCC, các hệ thống chữa cháy và báo cháy. Gọi ngay hotline để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất

Hotline: 0708888114 hoặc 0368888659

Mail: pccc24h.vn@gmail.com

Website: pccc24h.vn

Facebook: Bán Bình Chữa Cháy 24/7  

Tin tức khác