Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho loại công trình nào?

Đăng bởi: Admin - Thứ 2, 15/03/2021, 09:18

 Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.

Vì vậy, đơn vị thi công PCCC cần thực hiện theo những yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động được quy định tại TCVN 5738.

enlightenedXem thêm bài viết cùng chuyên mục: Thi công hệ thống báo cháy tự động

1. Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:

a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;

c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên;

d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 mtrở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;

đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên;

e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố;

g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;

h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;

i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại 1 (ga hàng hoá và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;

m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;

n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên;

o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;

p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.

2.  Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

a) Hệ thống báo cháy tự động sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

b) Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

c) Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống. 

Theo: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3890:2009 (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng)


mailLIÊN HỆ: ĐIỆN THÔNG MINH VIỆT NAM - Thi công PCCC, Lắp đặt và thi công hệ thống báo cháy tự động

Hotline: 0368888659- 0904 058787

Mail: pccc24h.vn@gmail.com

Website: pccc24h.vn

Facebook: Bán Bình Chữa Cháy 24/7

Tin tức khác